ELV - Điện nhẹ

Hệ thống điện nhẹ nghe thì đơn giản nhẹ nhàng, nhưng chiếm vị trí rất quan trọng làm nên chất lượng cả công trình. Bản chất hệ thống điện nhẹ là điện kết hợp với công nghệ cao để nâng chất lượng trải nghiệm. Vì vậy, doanh nghiệp hiện đại luôn quan tâm sâu sắc tới thi công điện nhẹ. Tiếp theo, ta cùng khám phá xem điện nhẹ là gì và quan trọng ra sao

Hệ thống điện nhẹ là gì?
Hệ thống điện nhẹ (Extra Low Voltage Systems- ELV) là hệ thống điện hoạt động với điện áp thấp. Bao gồm các hệ thống như: camera, điện thoại, kiểm soát ra vào, máy chấm công… Hệ thống này đem lại giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp. Thường thì một công trình xây dựng được chia thành hai giai đoạn: hoàn thiện cơ sở vật chất và triển khai hệ thống cơ điện. Hệ thống điện nhẹ có vai trò quan trọng nằm trong mục cơ điện.
Quy trình thi công hệ thống điện nhẹ ra sao?
Thi công điện nhẹ cần tuân ngủ nghiêm ngặt các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật. Thông thường, ta chia ra 7 giai đoạn chính:

1. Thi công điện âm tường
– Xác định chỗ cắt tường
– Tiến hành khoan cắt
– Luồn ống điện
– Kiểm tra và nghiệm thu, sau đó trát tường

2. Thi công điện âm sàn
– Sau thi công cốp pha sàn, đánh dấu vị trí của hộp nối trung gian
– Đặt hộp nối và dùng ống điện để liên kết chúng
– Kiểm tra, nghiệm thu và đổ bê tông

3. Lắp đặt hệ thống máng cáp
– Xác định vị trí giá đỡ
– Lắp đặt máng cáp, sử dụng phụ kiện
– Máng cáp sẽ được nối đất để an toàn cho hệ thống điện
– Tiến hành lắp đặt máng cáp, chỉnh sửa, hoàn thiện

4. Thông ống điện, kéo dây
– Xác định độ dài của đường dây
– Tiến hành kéo dây theo bản thiết kế

5. Kiểm tra dây, lắp thiết bị
– Cần đảm bảo dây đã thông mạch, không bị chạm, chập điện sau khi kéo dây.
– Sau khi hoàn thành quá trình lắp đặt, tiến hành vận hành thử và khắc phục nếu có sự cố

6. Tủ trung tâm
– Lắp đặt tủ trung tâm
– Cấp nguồn điện, hoàn chỉnh các thiết bị
– Kiểm tra độ cách điện của tủ, thiết bị đóng cắt

7. Kiểm tra toàn bộ hệ thống
– Vận hành thử toàn bộ hệ thống
– Nếu có lỗi kỹ thuật, cần tiến hành chỉnh sửa
– Vệ sinh hệ thống.
– Nghiệm thu và bàn giao
Đảm báo chính xác quy trình thi công không chỉ giúp công trình đúng kỹ thuật mà còn là sự an toàn. Nhà thầu điện nhẹ chuyên nghiệp sẽ luôn theo đúng các bước trong quy trình. Không bỏ sót, không bỏ qua, sát sao trong mọi khâu và không ngại vấn đề phát sinh.

Cơ cấu hệ thống điện nhẹ:
Hệ thống mạng và điện thoại (data/tel)
Để kết nối thông tin giữa công trình với bên ngoài.
Hệ thống CCTV (Closed Circuit Television)
CCTV tên gọi khác của hệ thống camera, dùng để quan sát, giám sát và đảm bảo an ninh cho tòa nhà, khu công nghiệp
Hệ thống PA
Viết tắt của “Public Address System” – hệ thống âm thanh thông báo để truyền đạt thông tin cho toàn bộ công trình.
Hệ thống Access Control
Là hệ thống quản lý ra vào tại các cửa ra vào, thang máy của công trình.
Hệ thống Fire Alarm
Là hệ thống phát hiện, cảnh báo cháy.
Hệ thống Intrusion
Hệ thống chống trộm, chống đột nhập vào công trình. Thường sử dụng các cảm biến của Lumi để dễ dàng thông báo qua điện thoại.
Hệ thống BMS (Building Management System)
Là hệ thống quản lý tòa nhà, được tích hợp nhiều hệ thống nhằm quản lý hoạt động, trạng thái của công trình.
Hệ thống Car Parking
Là hệ thống được xây dựng để quản lý bãi đỗ xe một cách hiệu quả và thông minh.
Hệ thống Intercom
Là hệ thống liên lạc nội bộ trong các công trình cao tầng.
Hệ thống MATV, CATV
Hệ thống truyền hình được lấy tín hiệu từ nhà cung cấp.
Hệ thống Lighting Control
Là hệ thống quản lý, điều khiển thiết bị chiếu sáng. Lumi có giải pháp ánh sáng thông minh phù hợp theo nhịp sinh học con người.
Hệ thống AV (Audio Visual)
Là hệ thống liên kết hình ảnh và âm thanh, thường được sử dụng trong các buổi thuyết minh.
Hệ thống âm thanh hội thảo, truyền hình
Hệ thống này cung cấp âm thanh, hình ảnh, được lắp đặt tại các phòng hội thảo, phòng họp… Ta dễ dàng tích hợp thêm các chức năng khác theo nhu cầu